Close
Close

Panadol

Close

Panadol Extra

Close

Panadol Viên Sủi

Close

Panadol Cảm Cúm

Close

Panadol Extra with Optizorb

  • Sản phẩm
  • DẠNG BÀO CHẾ
  • Tuổi
  • CHỨC NĂNG CHÍNH
  • Thành phần
Close
Colourfree Baby Drops

Panadol

  • Viên nén
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
Close
Colourfree Suspension

Panadol Extra 

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Close
Chewable Tablet

Panadol Viên Sủi

  • VIÊN SỦI
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt nhanh
  • 500 mg Paracetamol
Close
Suppositories

Panadol Cảm Cúm

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm triệu chứng cảm cúm
  • 500 mg Paracetamol
  • 25 mg Caffeine
  • 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Close
Suppositories

Panadol Extra with Optizorb

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
626483303
626483303

HIỂU VỀ CÚM: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra.1 Bạn bị cúm sau khi vi-rút cúm thâm nhập vào cơ thể qua mũi và miệng. Vì vậy, khi một người ho hoặc hắt hơi gần bạn có thể dễ dàng nhiễm vi-rút cúm từ người mắc bệnh sang bạn. Đó là lý do tại sao bạn nên che miệng khi ho hoặc hắt hơi.2

Vì các chủng vi-rút cúm thay đổi hàng năm nên các nghiên cứu viên trên toàn thế giới phải theo dõi 3 hoặc 4 chủng vi-rút có khả năng lây nhiễm cho hầu hết mọi người. Từ đó, các nghiên cứu viên sẽ tạo ra một loại vắc-xin để đề phòng các chủng vi-rút cúm này. Vắc-xin cúm có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong mùa cúm.3

THỦ PHẠM GÂY BỆNH CÚM

Không giống như cảm lạnh có thể do hơn 200 chủng vi-rút khác nhau gây ra, bệnh cúm xuất hiện bởi các vi-rút cúm nhóm A, B và C.1,4


Mặc dù vắc-xin cúm có thể bảo vệ bạn tránh khỏi vi-rút cúm nhóm A và B, và các nguyên nhân bùng phát cúm lan rộng theo mùa, nhưng nó không chủng ngừa cho vi-rút nhóm C, nguyên nhân gây ra các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn.1,3 

XỬ TRÍ TRIỆU CHỨNG CÚM

1. Uống nhiều nước

 

Uống nhiều nước có thể giúp long đờm, làm ẩm cổ họng, giảm ho khan và ngăn ngừa mất nước.5-9

Điều quan trọng là phải tăng cung cấp nước, vì vậy phải bổ sung nhiều nước.6 Nước lọc, nước chanh, nước dừa, nước ngọt hoặc trà có thể giúp bù nước.

Tránh uống cafein và rượu vì chúng có thể khiến bạn mất nước.7

2. Súp, canh, cháo loãng… cho người bệnh

 

Các loại thức ăn loãng, nước ép trái cây, trà chanh hoặc súp nóng không chỉ giúp làm ẩm và làm dịu đường hô hấp trên mà còn có thể mang lại lợi ích tâm lý bằng cách tạo cảm giác thoải mái.7-10

3. Nghỉ ngơi thật nhiều

 

Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể bạn duy trì năng lượng chống lại sự nhiễm trùng, vì vậy hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và ngủ nhiều nhất có thể.6

4. Làm ẩm không khí

 

Mặc dù không có bằng chứng lâm sàng hỗ trợ cho lợi ích của việc làm ẩm không khí, nhưng cũng nên thử qua vì nó vô hại.11 Không khí khô có thể gây khó chịu thêm cho cổ họng và bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm hoặc máy hóa hơi để loại bỏ không khí khô, hoặc ngồi vài phút trong phòng xông hơi ướt.7,9

5. Viên ngậm có vị ngọt

 

Ngậm viên ngậm có vị ngọt cũng có thể làm giảm đau họng hoặc họng bị kích ứng.7,9 Tránh đưa viên ngậm cho trẻ nhỏ vì chúng có thể gây nghẹt thở.7,9 Phải luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ thuốc gì.

6. Rửa mũi

 

Thuốc xịt mũi dạng muối có thể giúp thông thoáng hốc mũi và hỗ trợ loại bỏ dịch nhầy.8

7. Tránh các chất kích thích

 

Tránh hút thuốc. Khói thuốc và các sản phẩm tẩy rửa có thể gây kích ứng cổ họng, do đó phải tuyệt đối tránh xa.7-9

8. Tránh lây bệnh cúm cho người khác

 

Để ngăn chặn cúm lây sang người khác, điều quan trọng là người bệnh nên ở nhà và tránh đến nơi làm việc, trường học và những nơi công cộng khác ít nhất cho đến thời điểm 24 giờ sau khi sốt thuyên giảm. Sau một tuần bị nhiễm vi-rút cúm, phần lớn mọi người sẽ cảm thấy khỏe hơn. Vì vậy, hãy ghi nhớ điều này trước khi gặp gỡ người khác.6-12

 

Ngoài ra, hãy nhớ thực hành vệ sinh tốt. Luôn che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn giấy sau khi sử dụng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sau đó rửa lại tay bằng sản phẩm chứa cồn.12

9. Dùng thuốc làm giảm triệu chứng cúm

 

Các loại thuốc cảm cúm không kê toa có thể giúp xử trí các triệu chứng cúm.6

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Centers for Disease Control and Prevention. Types of flu. Thông tin có sẵn tại: https://www.cdc.gov/flu/about/viruses/types.htm. Lần truy cập cuối vào: 20 tháng Ba 2018.

 

2. Centers for Disease Control and Prevention. How flu spreads. Thông tin có sẵn tại: https://www.cdc.gov/flu/about/disease/spread.htm. Lần truy cập cuối vào: 20 tháng Ba 2018.

 

3. Centers for Disease Control and Prevention. Key facts about the seasonal flu vaccine. Thông tin có sẵn tại: https://www.cdc.gov/flu/protect/keyfacts.htm. Lần truy cập cuối vào: 20 tháng Ba 2018.

 

4. Johnston S, Holgate S, editors. Epidemiology of Viral Respiratory Infections. London: Chapman & Hall; 1996.

 

5. Guppy MP, et al. Cochrane Database Syst Rev. 2011(2):CD004419.

 

6. Mayo Clinic. Self-care for the flu. Thông tin có sẵn tại: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/swine-flu/expert-answers/swine-flu-symptoms/faq-20058379. Lần truy cập cuối vào: 23 tháng Ba 2018.

 

7. Mayo Clinic. Sore throat. Thông tin có sẵn tại: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/diagnosis-treatment/drc-20351640. Lần truy cập cuối vào: 23 tháng Ba 2018.

 

8. Mayo Clinic. Nasal congestion. Thông tin có sẵn tại: https://www.mayoclinic.org/symptoms/nasal-congestion/basics/when-to-see-doctor/sym-20050644. Lần truy cập cuối vào: 23 tháng Ba 2018. 

 

9. Mayo Clinic. Cough. Thông tin có sẵn tại: https://www.mayoclinic.org/symptoms/cough/basics/when-to-see-doctor/sym-20050846. Lần truy cập cuối vào: 23 March 2018.

 

10. Sanu A, Eccles R. Rhinology. 2008;46(4):271–5.

 

11. Singh M, et al. Cochrane Database Syst Rev. 2017(8):CD001728.

 

12. Centers for Disease Control and Prevention. Influenza (flu): Preventative steps. Thông tin có sẵn tại: https://www.cdc.gov/flu/consumer/prevention.htm. Lần truy cập cuối vào: 27 March 2018.